Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 04th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Giáo Phật Giáo và Đời Sống

Buông Xả

Email In PDF

Minh Niệm

Càng buông cả thì ta càng thấy nhẹ nhõm và bình an hơn. hoàn toàn khác với thói quen càng tích góp thì càng lo lắng và mệt mỏi.

Tiện nghi vật chất

Một hôm, trong lúc đức Phật ngồi tĩnh tọa trong rừng cùng với các vị thầy xuất gia, bỗng có một bác nông dân từ xa hối hả chạy tới và hỏi dồn: "Các thầy tu ơi, các thầy thấy đàn bò mười hai con của tôi đi ngang qua đây không?". Đức Phật im lặng vài giây rồi từ tốn đáp: "Chúng tôi ngồi đây từ trưa tới giờ nhưng không thấy con bò nào đi ngang qua cả. Đâu bác thử tìm phía bên kia xem". Bác nông dân thất vọng quay đi và danaamj chân than khóc: "Trời ơi! Mới vừa thất bát mấy sào mè, bây giờ mà mất luôn cả đàn bò thì chắc tiêu tán hết sản nghiệp. Làm sao tôi sống được đây!". Đợi bác nông dân đi khuất, đức Phật nhìn sang các học trò rồi khẽ nói: "Chúng ta đâu có con bò nào để mất, phải không?".

Cập nhật ngày Thứ hai, 02 Tháng 6 2014 10:37

Bận

Email In PDF

Lê Hải Đăng

Trong bài thơ Lời ru trên mặt đất, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết mấy câu:“Mẹ còn đang bận đưa ru. Cái hoa bận đỏ cái hồ bận xanh. Hạt cây đang bận nảy mầm. Con quay quay có một mình ngoài kia”. Mấy câu thơ trên vô ý, hữu ý chạm vào tiềm thức chúng ta khiến lắm điều phải suy ngẫm. Con người hiện đại vốn năng động, nhiệt tình, tất bật… mỗi người thường đảm trách nhiều vai trò khác nhau. Sự kiêm nhiệm đến “lạm quyền” ấy khiến cho không ít người luôn “quay cuồng”, bận rộn trong công việc. Trên những nẻo đường rối rắm, ta thấy ai ai cũng bận, bận tối tăm mặt mũi, bận từ sáng tới tối, tuổi trung niên bận đã đành, đằng này trẻ nhỏ, người già cũng bận, làm quan bận họp, làm dân bận hành, nói chung là bận đủ kiểu, đủ đường, muôn hình vạn trạng. Nhiều người bận đến nỗi quên đi hình hài, giữa ngã tư đường quên luôn cả đèn đỏ, bận trong sự giãy giụa vì mưu sinh, bận sinh sự cả những khi vô sự… Để rồi đến cuối ngày, cuối tuần, nhiều người phải đi massage, tới quán bar, quán nhậu, vũ trường, trung tâm giải trí, spa, sân golf… thư giãn… Tóm lại, cái sự bận rộn đã trở thành âm hình chủ đạo trong bản tạp tấu có tên là cuộc sống hôm nay.

Cập nhật ngày Thứ năm, 29 Tháng 5 2014 07:52

Như Bóng Không Rời Hình

Email In PDF

Thích Phước Đạt

Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.

Cập nhật ngày Thứ tư, 21 Tháng 5 2014 10:21

Sự Nguy Hại Của Tâm Phẫn Nộ

Email In PDF

Thanh Tịnh Châu

Phẫn nộ (kodha) là hình thái bùng vỡ của tâm giận dữ bất mãn hay lòng sân hận bực phiền. Nó là sự phản ứng thô thiển của tâm thức bị dồn nén trong trạng thái giận dữ bực bội bởi tác động của các hành vi không thích ý hay cảnh ngộ không thân thiện. Chẳng hạn, điều gì mình không ưa thích mà cứ phải “chạm trán”liên tục thì tâm bất mãn bùng phát biến thành phẫn nộ, hoặc trong trường hợp thường xuyên bị kẻ khác chỉ trích tấn công với lời lẽ gay gắt thì sự bực phiền dồn nén trong lòng trào dâng chuyển thành cơn phẫn nộ. Phẫn nộ, do đó, là hệ quả của tâm giận dữ bất mãn bị kích động. Nó là hiện tượng duyên sinh, bộc phát chủ yếu do sự tác động của các yếu tố không thân thiện và môi trường không lành mạnh. Nó là sự phản ứng u tối và bạo loạn của tâm sân hận biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói và hành động thô bạo gắn liền với các hậu quả khó lường . Kinh Phật kể câu chuyện như vầy:

Cập nhật ngày Thứ sáu, 02 Tháng 5 2014 07:08

Hãy Biết Dừng Lại

Email In PDF

Bạn làm sao biết được những gì xảy ra trong tâm hồn mình, nếu bạn không chịu nhìn vào bên trong.

Cập nhật ngày Thứ năm, 24 Tháng 4 2014 07:59

Ngày Làm Biếng

Email In PDF

Nhiều người trong chúng ta đã làm việc quá tải, chúng ta luôn có những kế hoạch dày đặc, ngay cả trẻ em cũng có một thời khóa biểu đầy kín. Chúng ta nghĩ rằng có việc làm và bận rộn với công việc chúng ta mới hài lòng, nhưng bận rộn liên tục là một trong những nguyên nhân gây đau khổ cho chúng ta vì sự căng thẳng và trầm cảm. Chúng ta ép mình làm việc quá nhiều và bắt con cái chúng ta cũng phải như vậy. Đó không phải là nếp sống văn minh. Chúng ta phải thay đổi thực trạng này.


Ngày làm biếng là ngày mà chúng ta không có một thời khóa nào cả. Chúng ta để cho ngày này trải ra một cách tự nhiên, không hạn định. Chúng ta có thể đi thiền hành một mình hoặc với một người bạn, hoặc ngồi thiền trong rừng. Chúng ta có thể thanh thản đọc một vài trang sách hoặc viết thư về cho gia đình, bè bạn.

Ngày làm biếng cũng có thể là một ngày cho chúng ta nhìn lại sự thực tập của mình một cách sâu sắc hơn, cũng như nhìn lại mối quan hệ của mình với những người chung quanh. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những gì chúng ta đã, đang và sẽ thực tập. Chúng ta biết được những gì nên làm và những gì không nên làm để sự thực tập của chúng ta được hài hòa hơn. Đôi khi, chúng ta thúc ép mình quá nhiều trong sự thực tập, gây ra sự bất hòa trong ta và chung quanh ta. Vào ngày làm biếng, chúng ta có cơ hội để quân bình chính mình. Chúng ta có thể nhận ra những điều rất đơn giản như chúng ta cần nghỉ ngơi thêm hoặc chúng ta nên thực tập tinh tấn hơn. Ngày làm biếng là một ngày bình yên cho mọi người.

Thông thường, khi không có việc để làm, chúng ta hay buồn chán và có khuynh hướng đi tìm cái gì đó để làm hoặc để giải trí. Chúng ta rất sợ ngồi không và không làm gì cả. Ngày làm biếng là để cho chúng ta rèn luyện tự thân an nhiên khi không có việc làm. Nếu không, chúng ta không dám đối đầu với những căng thẳng, trầm cảm của mình. Khi chúng ta buồn chán, đang đi tìm kiếm những hình thức giải trí để trốn chạy, khỏa lấp những cảm giác cô đơn, vô dụng, mà ta ý thức, nhận diện được những điều ấy thì lúc ấy những căng thẳng, trầm cảm trong ta mới bắt đầu vơi nhẹ, tan biến. Chúng ta có thể tổ chức lại đời sống hàng ngày của mình như thế nào để có cơ hội học hỏi cách sống an lạc, vui tươi và đầy yêu thương.

Thực tập

Hầu như mọi ngày, chúng ta có quá nhiều công việc để làm cho người khác và cũng có nhiều việc chúng ta rất muốn làm cho chính mình. Ngày làm biếng là ngày mà chúng ta không làm gì cả. Chúng ta phải từ chối công việc. Bởi vì chúng ta có thói quen là phải luôn luôn làm một cái gì đó và điều đó đã trở thành một tập khí xấu. Ngày làm biếng là một biện pháp nghiêm túc để chuyển hóa tập khí này.

Vào ngày làm biếng, chúng ta nên cố gắng đừng làm gì cả. Chỉ chơi thôi. Điều này không đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta có thể học cách có mặt thật sự. Chúng ta nghĩ rằng không làm gì là ta sẽ lãng phí thời gian. Thế nhưng không đúng. Thời gian, trước hết là để cho chúng ta có mặt: để sống, để an lạc, để vui tươi và để thương yêu. Thế giới cần những người vui sống và thương yêu, những người có khả năng có mặt mà không cần làm gì hết. Nếu biết nghệ thuật sống an lạc, vững chãi thì chúng ta sẽ có căn bản để thực hiện mọi hành động. Nền tảng của mọi hành động là có mặt và phẩm chất của sự có mặt sẽ quyết định phẩm chất công việc. Và ‘hành’ phải dựa trên ‘vô-hành’. Chúng ta thường nói: ‘Làm gì đi chứ, sao lại ngồi không đó.’ Bây giờ chúng ta phải nói ngược lại: ‘Đừng làm gì hết, hãy ngồi yên đó’ để chúng ta thực sự có mặt, để an lạc, hiểu biết và thương yêu có mặt.

Nguồn: langmai

Cập nhật ngày Thứ tư, 09 Tháng 4 2014 08:44

Trang 4 / 40