Nhập Thất

In

Cứ giữa tháng Chạp là sư thầy lại rời chùa, đi ngược lên phía núi chừng mười lăm phút thả bộ và ngụ tại một lán tre ở trên đó. Cái lán dành cho giới tu hành gọi là thất và quãng thờ gian ở đó gọi là mùa nhập thất. Phải hết tháng Giêng thầy mới rời thất để về lại chùa. Thầy thích yên tĩnh nên có ý đi ở ẩn vào mỗi dịp tết nhất, độ này khách khứa đến viếng chùa đông lắm .

Ngày thầy chuẩn bị đi nhập thất điệu Sanh năng nặc đòi the . Điệu Sanh nói mỗi ngày không gặp thầy con chịu sao nổi. Khuyên mãi không được , thầy đành miễn cưỡng giao cho điệu Sanh nhiệm vụ đưa cơm chiều lên thất. Mấy mùa vào thất trước, thầy đều đùm gạo với muối mè lên trên ấy rồi tự lo chuyện ăn uống. Củi nhặt cành khô, lửa nhúm là mục, nước đã có bên suối; thầy chỉ việc kê 3 hòn đá lại thành cái kiếng là có ngay bếp nấu. Nhập thất vốn là công việc hành trì độc lập, người tu hành đến một ngưỡng nhất định mới có thể thực hiện. Lấy sự yên tĩnh làm đầu để thiền quán, dùng sự giản dị tự thân để nương tựa.

Thế mà bữa nay điệu Sanh đòi gặp thầy mỗi ngày, xem ra khó từ chối nên thầy nhủ điệu đem cơm từ chùa lên. Với lại , thời gian này thầy cũng đang hoàn thành nốt cuốn sách nên muốn toàn tâm toàn ý dành cho việc viết. Điệu Sanh mừng ra mặt “Vậy con đem thêm phần cơm của mình nữa lên ăn cùng thầy cho vui”. Thầy nghẹn đi, không còn nói chi được nữa, đành lắc đầu nhẹ và cười.

Ngôi thất nằm nép duối một hòn núi. Mấy năm trước thầy cố ý dựng ở đây để trành gió mùa thốc vào, nhờ thế nên thất vẫn còn ở được. Mấy cột tre có yếu thì tháp thêm, vách nứa đứt lạt thì buộc lại; vào mùa hạ, cỏ gianh tốt ngồng, thầy bứt đem về phơi khô rồi lợp lại mái. Riêng việc bện tranh thôi cũng là một phương pháp tu tập, vừa gài lá vừa niệm kinh, đánh tranh như gõ mõ. Tranh phải đan khít để nước mưa không thấm qua được, khi ấy mới mong công pháp tu tập che chở được chúng sanh. Một mình thầy dựng thất, sành nghề chẳng kém gì bác thợ mộc hay người miền cao.

Tháng Chạp cỏ dại chung quanh dần xanh, vài bông hoa nở trước kỳ xuân đến. Vách núi gió hong khô, trơ ra ngoài những vạt đá màu lam. Buổi sáng thầy dậy sớm, mở cửa thất sương đã tràn vào. Thầy bước ra làm vài động tác thể dục vừa ngắm thiền cảnh. Xong lại vào thất, tọa nghiêm ngắn và thảo chữ.

Lần đầu đưa cơm đến thất, điệu Sanh nhảy chân sáo qua mấy cục đá thầy kê theo lối đi.Chưa tới cửa, điệu đã hét toáng lên gọi thầy. Thầy không mắng điệu Sanh mà chỉ lấy giấy ra, viết năm chữ “an lạc từng bước chân” rồi nhủ điệu ra dán ở cây săng lẻ bên bậc đá đầu tiên. Từ bữa đó , điệu Sanh nhẹ nhàng hơn, nhưng tính ham vui trẻ con thì vẫn còn.

Một lần xách cà mèn cơm lên thất, điệu Sanh gặp mấy đứa trẻ đi bắt chim. Hồi ở nhà Sanh hay củng trẻ con trong xóm đi bắt chim và bẫy tắc kè nên thấy thế thích lắm . Định bụng chạy đến coi, Sanh nhớ ra trong buổi học luật có điều trong sách pháp khuyên không nên săn bắt, thế là điệu cố ý đi nhanh qua. Một đứa kêu :

-  Ê , trọc tới đây chơi!

Sanh bước thêm bước nữa, thấy đi không đành nên quay lại coi chúng bắt tổ sáo. Bắt được 4 con chim non, chia ba đứa 3 con, còn một con cho Sanh. Sanh cầm lấy , không biết đặt ở đâu cho phải. Ba đứa kia có ba cái mũ lưỡi trai, chúng ngửa mũ ra cho chim vào. Còn Sanh trọc lóc không có mũ bết lấy gì đựng chim. Một trong ba đứa góp ý với Sanh :

- Hay trọc đưa cơm tụi này ăn, rồi lấy cà mèn bỏ chim vào .

Nghĩ cũng phải , Sanh đưa hai phần cơm cho chúng ăn. Xong, Sanh lấy ít cỏ cú khô cho vào cà mèn để đặt con chim non  Sanh xách cà mèn lên thất. Dọc đường thỉnh thoảng chú chim kêu rích rích khiến điệu thích thú. Đến cửa thất, Sanh đưa nguyên cái cà mèn ấy cho sư thầy. Mở nắp , thầy ngạc nhiên , nhưng không trách điệu mà chỉ hỏi:

- Con đem chú chim này về rồi cho nó ở đâu?

Nghĩ một lúc Sanh thốt lên:

- À ! con sẽ làm cho nó một ngôi nhà trên cây, giống túp lều tranh này. Thầy ở trong kia , nó ở trên này .

- Mỗi ngày con đem phần cơm lên cho cả thầy và chim .

- Rồi sao nữa ? Thầy hỏi

- Bao giờ thầy về lại chùa, con đem chim về  đến mùa nhập thất năm sau con lại đưa nó lên đây.

Chiều theo ý Sanh, sư thầy cùng điệu làm một cái tổ nho nhỏ trên chảng ba của cây. Điệu Sanh hớn hở vui mừng. Nghĩ đến cảnh có hai “ông thầy tu” ở hai túp lều tranh, một ông suốt ngày ngồi im, một ông suốt ngày hót, rộn ràng bên cạnh lặng im, đó là lẽ đời. Lấy thanh tịnh nuôi dưỡng náo nức, đó là pháp đạo.

Riêng sư thầy lại thấy khó xử. Thầy biết mình đang đối mặt với bài toán hóc búa. Cuộc đời luôn đặt ra những khó khăn buộc người ta phải vượt qua. Với bậc tu hành thì điều ấy là cần thiết để luyện công án. Ngay khi thầy đang ngồi trong thất, tưởng chúng lánh đời, nhưng thực tế sự chiêm nghiệm về lẽ đời lại nhiều hơn. Còn biết bao người neo đơn đang ở trong túp lều tranh giống thầy; họ không có cơm ăn, sống từng ngày để đón chờ cái chết. Chính quyền nào cũng có chế độ bảo trợ, nhưng việc ấy làm sao chu tất được. Ví thử cái tổ chim vừa làm xong kia là một căn nhà của người neo đơn, thầy có trách nhiệm bỏa trợ. Chim không thể nghe đọc kinh mà sống. Chính thầy cũng không thể đọc kinh để sống cơ mà ? Chú chim non phải được mớm mồi châu chấu . Nghĩa là vì sự sống của loài này, phải hy sinh sự sống của loài khác. Xưa có một vị sư, mỗi lần về thăm nhà lại ghé chợ mua cá về cho mẹ.Vị sư ấy cũng đấu tranh tư tưởng giữa hiếu đạo và luật trì. Bây giờ thầy nuôi con chim nhỏ , tức là phải phân vân giữa luật trì với luật trì. Tu là không sát sanh, nhưng không sát sanh châu chấu thì con chim non chết , tức là vô tình phải nhúng tay sát sanh một trong hai loài. Mới chỉ một chú chim thôi đã thế. Ở ngoài đời kia còn biết bao nhiêu điều tương tự , muốn tồn tại phải đấu tranh . Vì tài nguyên mà nước này phải đánh nhau với nước kia , súng đạn hạ sát thân người rơi trên chiến trường . Người kinh doanh phải mẹo mực , sát phạt đến tận cùng đồng tiền của nhau , thương trường là chiến trường . Người muốn lấy vợ phải khôn ngoan , giành giật nhau chút tình cảm gái trai , tình trường cũng là chiến trường …

Vào thất , tưởng chừng xa lánh cuộc sống ồn ã của loài người dưới kia , nhưng thực chất lại vướng vào chuyện khác . Con người sẽ sống thế nào khi có rất nhiều mối bận tâm như thế . Những mối quan hệ chằng chịt có cả thói ghen tức , ganh đua tị hiềm , dối trá lừa lọc , tham nhũng ,  hối lộ …Có lẽ càng ô đơn yên tĩnh , như người tu hành trong một mái thất , thì càng nghĩ ngợi nhiều . Nhưng đó là lẽ thường , bởi giá ngộ không phải lãng quên tất cả , mà đấy là sự đối mặt với thực tại để tìm ra lối . Sư thầy đang ở trong tình thế khó khăn , phải tìm ra lối thoát cho một chú chim non đã thế , huống hồ dẫn đường cho mọi người .

Ngay trong chiều hôm đó ,con chim non đã chết , không rõ lý do vì sao . Có thể trúng gió độc . Có thể thèm mồi mà chết . Và biết đâu con chim đã ý thức rằng phải ky sinh để loài châu chấu được sống , phại hy sinh để sư thầy khỏi phải bận tâm hiều về nó .

Sư thầy cùng điệu Sanh đào hố chôn con chim xuống đất . Xong rồi tụng một bài kinh cầu siêu cho chim . Xong rồi tụng một bài kinh sám hối cho mình .Xong rồi , nhưng chưa xong . Không thề cứ sám hối chuộc lỗi lầm la hết chuyện , Trong khi ấy thầy vẫn chưa tìm ra cách xử lý bài toán đấu tranh sinh tồn .

Hai thầy trò bước vào trong thất , Bất giác điệu Sanh hỏi :

- Sao dưới kia , người ta không làm cái chòi lá thế này để nghỉ ngơi hả thầy ?

Ừ ! giá mà mỗi người có một cái chòi đơn sơ để nghỉ ngơi và nghĩ ngợi . Một cái thất tự dựng lên trong tưởng tượng thôi. Như kiểu Phật tại tâm ấy! Mỗi năm chỉ cần nhập thất một lần vào mùa xuân. Có khi khỏi phải đi chùa cầu an hái lộc bẻ rụi cây, khỏi phải phóng sanh cho cá chết lềnh bềnh, khỏi phải thả rùa tai đỏ cầu may mà gây bệnh hoạn, khỏi phải chen lấn đi dự khai ấn phát lương đền Trần đến mức giẫm đạp lên nhau. Thế thôi .

 

Hoàng Công Danh


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: