Vĩnh Minh Tự Viện

Tuesday, Dec 03rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Giới Thiệu Giới Thiệu

Kiến Trúc Vĩnh Minh Tự Viện

Email In PDF

I.    Dẫn nhập

Từ khi đạo Phật có mặt trên mảnh đất Việt Nam thì hệ thống chùa chiền cũng có mặt để nhằm đáp ứng nhu cầu truyền giáo cho mọi lớp quần chúng. Ngôi chùa trở thành hình ảnh quen thuộc của con người Việt Nam, ngôi chùa trở thành điểm dựa tinh thần và là biểu tượng văn hóa của đất nước Việt nam. Nói đến hình ảnh văn hóa Việt Nam là nói đến hình ảnh cây đa, mái chùa. Đất nước dù có phát triển có thay đổi nhưng hình ảnh mái chùa đã bắt rễ ăn sâu trong mỗi tế bào người dân Việt. Bởi vì, Phật giáo là bạn song hành với dân tộc, cùng nếm trải gian lao, cùng thịnh suy với đất nước, cùng hát khúc ca khải hoàn, Phật giáo là cái hồn của dân tộc.

Tiểu Sử Hoà Thượng thượng Tâm hạ Thanh

Email In PDF

Hòa thượng pháp danh thượng Tâm hạ Thanh, tự Giải Tịnh, hiệu Chơn Nghiêm, thế danh Lê Thanh Hải, sinh năm Tân Mùi (1932) tại xứ Mã Châu, xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ ông Bồ-tát giới, húy Dương Cần, tự Lê Nghiêm, hiệu Viên Minh, pháp danh Thị Tịnh. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Qua.

Vĩnh Minh Tự Viện

Email In PDF

Từ thành phố Hồ Chí Minh, dọc theo quốc lộ 20 lên Đà Lạt khoảng 250 km ngang qua cầu Đại Ninh du khách sẽ gặp một ngã ba dẫn vào một ngôi làng nhỏ mà người dân địa phương vẫn thường gọi bằng một tên quen thuộc đó là “Ngã ba Chùa” hay “Làng Chùa”. Sở dĩ có tên gọi ấy là bởi trú xứ này nổi tiếng là nơi tập trung rất nhiều chùa và am thất với số lượng tăng ni rất đông, ngoài ra đây còn là nơi ở của những bậc tôn túc như Hòa Thượng Thiền Tâm, Hòa Thượng Tâm Thanh, sư bà Hải Triều Âm…

Vĩnh Minh Đại Phật

Email In PDF

Vĩnh Minh Đại Phật là tôn tượng Phật A-di-đà cao 32 mét, nằm giữa lòng trú xứ Tịnh Độ Hương Nghiêm, trong khuôn viên Vĩnh Minh Tự Viện thuộc thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.