Vui Buồn

In

Hồng Bối

Dòng thời gian lững lờ lặng lẽ lướt qua nhẹ nhàng tàn theo năm tháng.

Có người thi sỹ cảm thấy sự xê dịch thời gian qua rất vội:

“Cười với nắng một ngày sao chóng thế

Nay mùa đông, mai mùa hạ buồn chăng”.(1)

Thời gian đi qua cuốn theo bao tình cảm con người đi về miền ký ức hư không, chỉ để lại trong mình niềm dĩ vãng của thời gian và quá khứ.

Chúng ta có khoảng 70 đến 80 năm để sống ở đời, và sâu thẳm tận  đáy lòng luôn có một âm hưởng nội tại âm thầm nhắc nhở chúng ta: “hãy vượt lên chính mình” làm một cuộc hành trình phá tan màn u tối.

Mà muốn làm cuộc cách mạng phá tan u tối trước tiên ta phải biết dừng lại và làm chủ được những cảm xúc vui vui buồn buồn của mình. vì nếu ta không làm chủ, điều hòa được tấm thân thô kệch này thì không bao giờ cuộc cách mạng thành công. Sự thất bại của cuộc cách mạng sẽ phá hư một kiếp người mà ta chính là nhân tố.

Hãy thử đi vào dòng tâm thức cảm thọ mang âm hưởng ngôn ngữ hiện sinh, triết lý nhân bản bằng ca từ của Trịnh công sơn như  cá nhân đang nói lên tiếng nói chung cho thân phận  con người sống trên mặt đất này.

“Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm

Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non”.(2)

Chúng ta phải tập nhìn lại  mình xem, cuộc sống vô thường ngắn ngủi này được bao lâu, sao nó làm cho tâm trạng chúng ta có khi vu i- rất vui, có khi buồn - rất buồn, có khi là người, có khi là ngợm. Tôi đã nghĩ về câu này rất nhiều lần nhưng vẫn chưa thể xuyên suốt rõ ràng. Tâm ta là một dòng sông nhận thức luôn biến đổi, biến đổi từng giờ từng phút, từng cử chỉ  sát na mà ta không hề hay? Ta cứ để bản năng tập khí vô lượng kiếp của mình chạy rong ngày này qua tháng nọ, gặp cảnh ưng ý thì vui không ưng ý thì buồn.

Trong phật giáo có đề cập đến tám nỗi khổ chính con người hằng mắc phải đó là: Sanh khổ, già-khổ, bệnh-khổ, chết-khổ, người mình yêu thương phải xa rời-khổ, cái gì mong muốn lấy không được -khổ, người mình không thích gặp hoài -khổ và khổ vì ngủ ấm nung nấu, ngoài ra còn có những cảm xúc, cảm thọ khác làm cho chúng ta ăn không ngon ngủ không yên như: giận hờn, kiêu ngạo, ganh tị, thèm khát, bất mãn, vui mừng, thương mến, mặc cảm, chán nản…. vô lượng vô biên trạng thái khác nữa!

Những điều khổ, cảm xúc nói trên làm cho con người phải quay cuồng điêu đứng, dở khóc dở cười, vui vui buồn buồn ở thế gian hữu tình.

Người có tu có chánh niệm thì luôn dám nhìn thẳng vào vấn đề, luôn giữa được sự điềm tĩnh của mình trước mọi hoàn cảnh xung quanh. Dẫu đôi lúc cảnh xung quanh cũng làm cho ta nhói tim… nhưng ta biết chấp nhận và hiểu vì sao ta lại bị nhói tìm thì sự vui buồn sẽ không còn là buồn vui nữa.

Sống ở đời tranh giới giữa sinh và tử thật mong  manh nhưng con người thường không quan tâm để ý đến .Họ chỉ biết lo toan hưởng thụ các  vật dụng trên thế gian và  thích  lợi dụng ngôn ngữ hay ho với cái nhàn cử chỉ cao thượng mang đầy sự giả dối của lương tri để cốt đem mọi  điều lợi ích vật chất tạm bợ về cho bản thân mà không biết ta gieo nhân gì sẽ gặp quả đó!

Nghĩ về  đời, mỗi ngày tôi thường thương yêu cuộc sống nên tập sống  hết lòng và không tiếc gì, chỉ tiếc ai  cũng cho mình là sẽ sống lâu , khỏe mạnh và trường thọ; Ngờ đâu ngoài mồ hoang lắm kẻ chết khi tuổi còn xuân. Trong đó có thể có bạn mình hay người thương  mình.

Cho nên trịnh công sơn nói rằng:”người đã đến và người sẽ về bên kia núi….còn lại tiếng cười khóc giữa đời”. vì “cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi vui tươi

Cuộc đời cho tôi cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùi”(2)

Cuộc đời, quả là một trường học lớn mà suốt kiếp người có lẽ chưa chắc ta đã học hết. Bởinơi đây ta nến được hương vị vui lẫn buồn, thương lẫn nhớ.

Cay đắng, éo le nên hằng mong tìm ra một triết lý sống nhằm giải phóng tâm tư con người thoát khỏi sự khổ đau và vượt lên chính mình.

“Không đau khổ lấy chi làm chất liệu

Không buồn thương sao biết chuyện con người

Không nghèo đói làm sao thi vị hóa

Không lang thang sao biết nắng mưa nhiều”

Nhờ biết cảm nhận thế nào là đau khổ, buồn thương, nghèo đói, lang thang, sau đó con người mới hiểu, mới trân quý những gì mà mình đang có hiện tại. Chỉ có vươn lên hẳn thấy đâu là giá trị chân lý hạnh phúc đích thực.

Thể chế  chính trị thì dựa vào luật pháp, thể chế  tôn giáo thì dựa vào tiêu chuẩn đạo đức tâm linh, thể chế trường đời thì tự do xã hội. Vui cứ cười, buồn cứ ngủ không có gì phải lo phải bàn cải. Anh có nội tâm riêng của anh, tôi có nội tâm riêng của tôi không ai giống ai. Chỉ có giống một điều chung là chúng ta đang hướng đến một sự bình an nội tại mong tất cả đều được sống trong thảnh thơi và an bình. Nếu không có niềm vui an bình ở tâm hồn thì cái tâm nó sẽ không kiên định, cái thân sẽ cảm thấy bất an bởi sự giao động của trần cảnh làm cho chúng ta dễ lung linh thành trì lung linh cửa nhà. Cho nên tâm hôn và thân xác ta, ta phải tập làm chủ. Về cơ bản, vi tế nhất là  biết quay về tập sống trong chánh niệm, tập mở lòng thương yêu mỗi ngày.

Có vậy ta đang làm gương cho những người thương đang đặt niềm tin hy vọng nơi ta- Còn không ta đang gạt chính mình, chính người để xa hóa nô lệ cho giặc hoang tưởng nắng quái yêu ma, cho bờm ngựa, cho những gì không làm nên một chất liệu thực ở tâm hồn.

Tóm lại, Hạnh phúc con người có được không phải truy tìm về quá khứ hay ước ao dự định  tương lai. Hạnh phúc con người có được, nếm được là giây phút hiện tiền bây giờ ở đây.

Tôi nghĩ “chân như” nếu hiểu theo ngôn ngữ phật giáo thì có vẻ lớn lao cao siêu mang tính tuyệt đối. Nó là thường hằng bất động, như như khó diễn tả cho con người hiểu và hình dung ra… Nhưng, nếu hiểu theo nghĩa thường "chân như" chính là: “Đang thở đang sống, giây phút thực tại  tuyệt vời”.

(1)Tuệ Sỹ

(2)Trịnh Công Sơn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: