Truyền Thừa Pháp Phái Dòng Thiền Lâm Tế

In

Khái Quát:

Năm Mậu Ngọ (1558) Triều Lê Anh Tôn, Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, nghe lời khuyên “Hoành sơn nhất đới, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin anh rễ là Thái Sư Trịnh Kiểm vào trấn xứ Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng váo cát cứ xứ Thuận Quặng và lập nên nhà Nguyễn trấn thủ đàng trong. Trải qua 9 đời Chúa Nguyễn, bờ cõi đàng trong được mở rộng đến Trấn Biên Hòa, Hà Tiên (Nam Bộ).

Năm 1802, Gia Long thống nhất đất nước, lập nên Triều đại nhà Nguyễn. Đến tháng 8/1945, cách mạng tháng 8 thành công, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho cách mạng, chấm dứt chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa năm 1600 đến vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, nhà Nguyễn cai trị gần 400 năm. Trải qua 9 đời Chúa, 13 đời Vua - đối với Phật giáo đàng trong – các vị Vua Chúa này đều nhiệt tâm ủng hộ.

Vào khoảng năm Đinh Tỵ 1677, Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch cùng các đệ tử qua Đại Việt, vào Phủ Quy Nhơn lập Chùa Thập Tháp Di Đà. Năm 1683, Ngài ra Thuận Hóa lập Chùa Hà Trung và đến Phú Xuân lập Chùa Quốc Ân, dựng tháp Phổ Đồng (1684). Xét về Thiền Phái Lâm Tế ở Trung Quốc, Tổ khai sáng Tông Lâm Tế là Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền truyền đến đời 21 là Ngài Vạn Phong Thời Úy ở Chùa Thiền Đồng (Trung Hoa) truyền xuống theo bài kệ:

"Tổ Đạo Giới Định Tông
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hạnh Siêu Minh Thiệt Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không"

Đến đời thứ 31 Thiền Sư Đạo Mân Mộc Trần đã xuất dòng kệ riêng:

“Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên
Linh Nguyên Quản Nhuận Từ Phong Phổ
Chiếu Thế Gian Đăng Vạn Cổ Huyền”

Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch đều thuộc hệ truyền thừa của 2 phái này. Sau đệ tử và pháp tôn của Ngài như Minh Hải Pháp Bảo, Thiệt Diêu Liểu Quán lập thêm hai chi phái khác. Ngài Minh Hải Pháp Bảo khai sơn Chùa Chúc Thánh (Quảng Nam), lập chi phái Chúc Thánh và xuất kệ:

“Minh Thiết Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chính Luật Vi Tiên
Tổ Đạo Hạnh Giải Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Nhơn Thiên Trung”

Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán được Tổ Minh Hoằng Tử Dung ấn chứng, Ngài khai sơn Chùa Thiên Thai Thiền Tôn (Huế) lập ra chi phái Liễu Quán và xuất kệ:

"Thiết Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong
Giới Định Phước Huệ
Thể Dụng Viên Thông
Vinh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tôn
Hạnh Giải Tương Ưng
Liễu Ngộ Chơn Không”

Ngoài các chi phái Thiền Lâm Tế trên, ở Đàng trong còn thấy một hệ truyền thừa nữa theo dòng kệ của Ngài Trí Bảng Đột Không, Ngài Trí Bảng Đột Không thuộc đời thứ 25 Thiền Phái Lâm Tế. Ngài truyền thừa theo dòng kệ gồm 16 chữ. Sau đó Chùa Phổ Đà ở núi Nga Mi tiếp thêm 32 chữ nữa thành bài kệ sau:

“Trí Tuệ Thanh Tịnh
Đạo Đức Viên Minh
Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Tục
Bổn Giác Xương Long
Năng Nhơn Thánh Quả
Thường Diển Khoan Hoằng
Duy Truyền Pháp Ấn
Chánh Ngộ Hội Dung
Kiên Trì Giới Hạnh
Vĩnh Kế Tổ Tông”

Bài kệ trên theo lịch sử Phật giáo Việt Nam của Thượng Tọa Mật Thể, trang 233-234 cho là của Ngài Trí Thắng Bích Dung.
Qua các mối quan hệ của sự truyền thừa Thiền phái Lâm Tế đàng trong, ta thấy vị trí của Ngài Nguyên Thiều Siêu Bạch chính là vị khai Tổ Thiền phái Lâm Tế ở đàng trong và hầu hết các Thiền Sư đương thời đều bị ảnh hưởng rất lớn đến vị khai Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch.
Tại Tỉnh Bình Thuận, căn cứ vào một số long vị thờ ở các Chùa và một số di vật còn lại đến hôm nay, ta thấy các chi phái Thiền Lâm Tế trên đều được truyền vào Bình Thuận rất sớm, do các Thiền Sư sau đây: dòng Đạo Mân có Ngài Thành Chí Pháp Thông (Minh Dung Pháp Thông) – dòng Trí Bảng có Ngài Kim Tiên Tịch Niệm – dòng Liễu Quán có Ngài Tế Trừng – dòng Thiền Đồng pháp phái có Ngài Thiệt Sát Bảo Hương, Thiệt Huệ Khánh Tài… Các vị Thiền Sư này có mặt rất sớm trên đất Bình Thuận để hoằng Phật Pháp.

Truyền thừa của phái Liễu Quán
(Pháp Phái phổ biến tại Việt Nam)

Bên cạnh Pháp phái Lâm Tế Nghĩa Huyền (dòng Chúc Thánh) có Kệ truyền phái là:

“Minh thật (thiệt) pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Chúc Thánh thọ thiên cữu
Kỳ quốc tộ địa trường.

(Truyền pháp Tự)

Đắc chánh luật vi tông[1]
Tổ đạo giải hành thông
Giác hoa Bồ đề thọ
Sung mãn nhân thiên trung”.
(傳 法 名 偈) (傳 法 字 偈)
明 實 法 全 彰 得 正 律 為 宗
印 真 如 是 同 祖 道 解 行 通
祝 聖 壽 天 久 覺 花 菩 提 樹
祈 國 祚 地 長 充 滿 人 天 中.

Một chi phái có sự truyền thừa đông đảo là dòng Liễu Quán. Ngược dòng lịch sử trước đây ba thế kỷ, giữa lúc xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ suy vi, đen tối, phân tranh, hỗn loạn, vua chúa thoán đoạt tranh quyền tước�p Toàn Chương
Ấn Chân Như Thị Đồng.

Thầy là chữ Minh, trò là chữ Thật. Thật Diệu là pháp danh của thiền sư Liễu Quán và khi thiền sư Liễu Quán đặt tên cho đệ tử thì ngài đặt tên theo bài kệ này:

Thật Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong …

Tên thầy Liễu Quán bắt đầu bằng chữ Thật cho nên tên tất cả các đệ tử xuất gia và tại gia của thầy bắt đầu bằng chữ Tế. Tất cả đệ tử của các thầy có chữ Tế thì có pháp danh chữ Đại. Tất cả đệ tử thế hệ thứ tư đều có pháp danh chữ Đạo và thế hệ thứ năm là chữ Tánh. Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định khai sinh chùa Tổ của mình ở Huế là thuộc về thế hệ thứ năm. Thiền sư Tánh Thiên Nhất Định có nhiều vị đệ tử giỏi với pháp danh bắt đầu chữ Hải như Hải Thiệu Cương Kỷ và các đệ tử của thế hệ chữ Hải có pháp danh bắt đầu bằng chữ Thanh. Thầy của tôi, tức là sư ông của các vị ngồi đây là Hòa thượng Thanh Quý Chân Thật, thuộc thế hệ thứ bảy. Tôi là Trừng Quang, thế hệ thứ tám, pháp danh của tôi bắt đầu bằng chữ Trừng. Trừng là lắng đọng lại. Tất cả đệ tử xuất gia cũng như đệ tử cư sĩ của tôi đều có pháp danh bắt đầu bằng chữ Tâm, thuộc về thế hệ thứ chín của phái Liễu Quán.

Thiền thuộc tông Lâm Tế truyền sang Việt Nam nhiều lần và lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ 12, 13. Vua Trần Thái Tông cũng có tiếp nhận truyền thừa của tông Lâm Tế. Vào Thế kỷ thứ 17, thiền tông Lâm Tế lại vào Việt Nam thêm một lần nữa (không biết là lần thứ mấy). Hòa thượng Minh Hoằng Tử Dung là người đã trao truyền thiền tông Lâm Tế lại cho thiền sư Liễu Quán. Thiền sư Liễu Quán đặt ra một pháp phái mới, một ngành mới của tông Lâm Tế, pháp phái đó về sau lấy tên là phái Liễu Quán.

Tôi là thế hệ thứ tám của phái Liễu Quán còn quí vị ở đây nếu có pháp danh chữ Tâm là thế hệ thứ chín của phái Liễu Quán. Đệ tử của quí vị sẽ có pháp danh bằng chữ Nguyên. Thành ra các vị nào mà có pháp danh Nguyên phải kêu tôi bằng ông, có pháp danh Tâm mới được kêu bằng thầy. Sư thúc Chí Mậu (vừa mới viên tịch) cũng thuộc về chữ Trừng. Những người có chữ Trừng hiện nay còn ít lắm. Bây giờ còn có khá nhiều chữ Tâm. Sau đó là chữ Nguyên, Quảng, Nhuận, Đức. Mình là con cháu Lâm Tế, mình là con cháu của thiền sư Liễu Quán, mình phải học thuộc bài này để biết các tổ tiên tâm linh của mình thuộc về chữ gì và thuộc thế hệ nào

Thật tế đại đạo
Tánh hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận
Đức bổn từ phong
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Vĩnh siêu trí quả
Mật khế thành công
Truyền trì diệu lý
Diễn xướng chánh tông
Hạnh giải tương ưng
Đạt ngộ chơn không

Dịch:

Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công
Truyền giữ lý mầu
Tuyên dương chính tông
Hành giải song song
Đạt ngộ chân không.

Khi đất nước được mở rộng về phương Nam thì đã có rất nhiều vị danh Tăng mang pháp danh theo dòng kệ pháp phái Liểu Quán đi theo dòng Nam tiến của dân tộc, đem chánh pháp truyền đến tận những vùng xa xôi của tổ quốc, và cũng chính những vị này theo dòng phù sa, đã gieo trồng chánh pháp trong lòng người dân hiền hòa, trung hậu khắp vùng đồng bằng châu thổ.

Trước khi viên tịch vào tháng 12 năm 1742, Ngài viết bài kệ từ biệt:

"Hơn bảy mươi năm trong thế giới,
Không không, sắc sắc thảy dung thông,
Ngày nay nguyện mãn về quê cũ,
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông"; và bảo với các đệ tử rằng: " Các vị xem đây. Tôi đến với cõi đời này giản dị biết bao nhiêu. Tôi sẽ ra đi trọn vẹn. Mai sau các vị áp dụng, thực hành Thánh hạnh, xin hãy cố gắng, chớ quên lời tôi dạy bảo ". Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã ban Thụy hiệu cho Ngài là « Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng ».

Thi thể của Ngài được an trí nơi bảo tháp cạnh chùa Thuyền Tôn-Huế. Hiện nay ngôi tháp ấy đang biến thành hóa thân của Ngài, đang đứng uy nghi giữa rừng thông cổ thụ, nhìn ra dòng suối biếc, bốn mùa rào rạt chảy quanh, như nhịp mõ trường canh bất tuyệt, để tán tụng pháp thân. Trước tháp có hồ bán nguyệt thiên nhiên, nước bốn mùa trong xanh, phản chiếu hình ảnh ngôi tháp và rừng thông. Thỉnh thoảng vài làn gió nhẹ nhàng thổi đến làm cho nước mặt hồ gợn sóng lung linh.

Tương truyền rằng: Những năm tu khổ hạnh, thiền quán nơi đây, Ngài đã từng sống bằng rong dưới hồ. Chỉ chừng ấy công hạnh cũng đủ làm tấm gương sáng cho sau này, và thanh danh Ngài được truyền tụng lại thiên thu.

Ngài thuộc phái Thiền Lâm Tế Chánh tôn, đời thứ 35, theo pháp kệ thuộc giòng Lâm Tế, do Tổ Nguyên Thiều truyền xuống.

Ngài là Tổ khai sơn chùa Bảo Tịnh (Tuy Hòa), vừa là Tổ Khai sơn chùa Thuyền Tôn và chùa Viên Thông (ở Huế). Ngài cũng là vị Sơ Tổ của phái Thiền tông Trung Việt và Việt Nam được truyền bá đến ngày nay, gọi là phái Thiền tông Liễu Quán.

Nguồn: voluongtho


Tin cũ hơn: