Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

In

Hoà Thượng Thích Thanh Từ

Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543

Quyển Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ, trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi chớ không có viết.

Tổ dạy rằng: Tất cả không có chân thật, chẳng do thấy nơi chân mà gọi là chân, nếu thấy được chân thì cái thấy đó trọn không phải là chân. Chúng ta nghe như khó hiểu, nhưng lẽ thật là như thế. Chân là tự nó chân, nếu thấy chân thì cái chân đó không thành chân.

Tổ chỉ thật là rõ ràng, nếu người hay tự có chân, chân đó ở đâu? Lìa giả tức tâm chân, tự tâm không chịu lìa giả, không chân chỗ nào tìm ra chân? Như vậy chân có là khi nào lìa được giả, có sáng là khi nào mất tối, còn tối mà muốn tìm sáng là không có, còn theo giả mà muốn tìm chân cũng không có.

Lời đầu sách
Lược khảo
Phẩm Thứ Nhất: Hành Do
Phẩm Thứ Hai: Bát Nhã
Phẩm Thứ Ba: Nghi Vấn
Phẩm Thứ Tư: Định Tuệ
Phẩm Thư Năm: Toạ Thiền
Phẩm Thứ Sáu: Sám Hối
Phẩm Thứ Bảy: Cơ Duyên
Phẩm Thứ Tám: Đốn Tiệm
Phẩm Thứ Chín: Tuyên Chiếu
Phẩm Thứ Mười: Phó Chúc

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: